Không phải ngẫu nhiên mà răng sứ Zirconia được các chuyên gia răng hàm mặt nhận định là một sản phẩm răng sứ có độ tương thích sinh học và độ bền cao nhất so với các dòng răng sứ trên thị trường hiện nay. Hãy cùng Nha Khoa Tân Định đi vào tìm hiểu về loại răng sứ này nhé!
Răng sứ bằng Zirconia là gì? (Ảnh: Internet)
Zirconia còn có ký hiệu là ZrO2. Đây được biết tới là oxit của kim loại Zirconium (Zr). Oxit này đã được phát hiện từ rất lâu và được ứng dụng rộng rộng rãi trong các ngành công nghiệp đòi hỏi hàm lượng kỹ thuật cao như: phanh xe hơi, làm vỏ tàu con thoi… Ngoài ra nhờ những đặc tính ưu việt, Zirconia còn được ứng dụng rộng rãi trong y khoa như: khớp hông, khớp gối nhân tạo, răng sứ…
Vật liệu Zirconia (Ảnh: Internet)
Lý do khiến Zirconia được ưa chuộng là bởi: oxit này có màu trắng, rất cứng, chống ăn mòn và đứt gãy. Vì vậy, sử dụng Zirconia trong nha khoa sẽ giúp đảm bảo sự thẩm mỹ và mang tới độ bền cao. Zirconia được sử dụng trong nha khoa để thực hiện: cùi giả, trụ implant, implant abutment, mắc cài trong chỉnh nha…
Vật liệu Zirconia được sử dụng trong phục hình răng một cách rất phổ biến. Tuy nhiên vì đây là một vật liệu rất cứng đồng thời nhiệt độ nóng chảy ở mức rất cao. Vì vậy, các chuyên gia không thể sử dụng phương pháp đúc thông thường để tạo răng sứ. Cách thực hiện bọc răng sứ Zirconia như sau:
Cách thực hiện phục hình răng sứ bằng Zirconia (Ảnh: Internet)
Về mặt thẩm mỹ và chức năng: răng sứ bằng Zirconia vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa đảm bảo chức năng nhai. Zirconia mang đặc tính quang học như răng thật.
Ưu điểm của răng sứ bằng vật liệu Zirconia (Ảnh: Internet)
Nhược điểm của răng sứ zirconia này chính là giá cả. Bạn sẽ tốn khoảng 5.000.000 VNĐ cho một chiếc răng sứ bằng vật liệu Zirconia.
Bạn đã bao giờ nghe tới cái tên mão răng sứ chưa? Mão răng sứ là gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết: “3 loại mão răng sứ được ưa chuộng nhất hiện nay”
Hiện nay trên thị trường có 2 loại răng sứ bằng vật liệu Zirconia mà bạn có thể tham khảo:
Răng từ vật liệu Zirconia nguyên khối (Ảnh: Internet)
Đây là loại răng sứ từ vật liệu Zirconia phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Đây là sản phẩm này có nguồn gốc xuất xứ từ nước Đức. Loại răng sứ này được đúc nguyên khối theo phương pháp CAD/CAM, được nung ở nhiệt độ lên tới 1300 độ C trong vòng 10 giờ liên tiếp để đạt được độ cứng lên tới 800 MPa.
Răng Katana Zirconia (Ảnh: Internet)
Đây là loại răng sứ có xuất xứ từ Nhật Bản. Răng sứ có phần khung sườn với vật liệu Zirconia, phần chụp bên ngoài bằng sứ với tỷ lệ riêng từ nhà sản xuất. Tuy chất lượng không được đánh giá cao bằng sản phẩm tới từ Đức. Những sản phẩm này lại có mức giá thành phù hợp hơn với nhiều người.
Bọc răng sứ là một trong những thủ thuật y khoa được rất nhiều độc giả quan tâm. Bọc răng sứ là một phương pháp phổ biến trong nha khoa giúp làm đều và sáng bề mặt răng. Đồng thời phương pháp còn giúp cải thiện tình trạng hở lợi và gia tăng chức năng nhai của răng.
Kiểm tra sức khỏe răng miệng (Ảnh: Internet)
Việc đầu tiên khi tới với các phòng khám nha, các bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn quy trình thực hiện phù hợp với tình trạng răng miệng của bạn. Bạn sẽ cần kiểm tra về tình trạng răng. Nếu gặp vấn đề về nha chu hoặc nướu, bạn cần điều trị dứt điểm trước khi tiến hành bọc răng sứ. Đồng thời các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để kiểm tra tình trạng răng. Từ những thông tin này, các bác sĩ sẽ quyết định phương pháp bọc răng sứ phù hợp nhất cho bạn.
Gây tê và mài cùi răng (Ảnh: Internet)
Với thủ thuật bọc răng sứ, chắc chắn bạn sẽ phải tiến hành mài nhỏ răng. Sau đó, dựa trên số liệu từ răng đã mài, các nha sĩ sẽ lấy khuôn răng, số đo, lên cung mặt sao cho phù hợp nhất với sự chuyển động của hàm. Từ đó, những số liệu này sẽ được gửi về nhà sản xuất để thực hiện làm răng sứ.
Trong quá trình chờ răng sứ, các nha sĩ sẽ cho bệnh nhân một hàm nhựa đeo tạm. Vì vậy, bạn sẽ không còn quá lo lắng với hàm răng đã bị mài của mình.
Sau khi những mẫu răng đã hoàn thành, nha sĩ sẽ tiến hành lắp thử, kiểm tra khớp cắn. Nếu răng giả tương thích với răng thật và khít khớp cắn, nha sĩ sẽ tiến hành lắp cố định. Đây là bước cuối cùng trong quy trình bọc răng sứ nhưng đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, đây là khâu yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác cũng như tay nghề của nha sĩ.
Kiểm tra khớp cắn và bọc sứ (Ảnh: Internet)